Phát sốt với bức tâm thư 2000 chữ của Việt kiều Thái Lan gửi cầu thủ Việt Nam

Đặng Chu Công - 19:42 - 22/03/2020

Một Việt kiều dấu tên đang sinh sống tại Thái Lan đã gửi 1 bức tâm thư lên diễn đàn cầu thủ Việt Nam, nội dung bức tâm thư chủ yếu xoay quanh chuyện xuất ngoại của cầu thủ Việt.

“Tôi thấy trong năm 2020, đề tài cầu thủ Việt Nam xuất ngoại bất thành dường như là đề tài chính mà cộng đồng bóng đá mạng bàn bạc. Và tôi cũng thấy chúng ta đã đặt quá nhiều kỳ vọng lên đôi vai những cầu thủ “đi du học”. Qúa nhiều kỳ vọng và quá nhiều thất vọng! Và từ đó, chúng ta có những luận bàn, những lời “ca thán” mà, theo tôi, không thực sự cần thiết. Bài viết của tôi dưới đây là để chia sẻ ý kiến cá nhân về việc xuất ngoại của bóng đá Việt Nam và vấn đề thành công của các cầu thủ cũng như mục tiêu thực thụ mà chúng ta nên hướng tới.

Trước hết, xin mọi người đừng hiểu lầm: Tôi cũng thích cầu thủ Việt Nam xuất ngoại, tôi cũng thích cầu thủ Việt Nam ra biển lớn, học hỏi kinh nghiệm, chứng tỏ bản thân, và cuối cùng là đem vinh quang về cho dân tộc. Tuy nhiên, những ý tưởng tốt nhất đôi khi còn ko thể đem về thành công tốt nhất, thì huống hồ việc này mang nhiều chất lý tưởng chủ nghĩa hơn là thực tế, chúng ta không thể mong cầu thủ Việt Nam đi là sẽ thành công, đi là sẽ được đá.

Tôi cho rằng chúng ta đang nhầm lẫn giữa hai từ “đá được” và “ngôi sao”. Các bạn xin hãy nhớ lại: Khi những tuyển trạch viên qua Việt Nam đàm phán, họ nói rằng trình độ cầu thủ Việt Nam “đá được” ở những giải châu Âu. Họ nói chúng ta “đá được” chứ không phải chúng ta là “ngôi sao”. “Đá được” nghĩa là đá ở giải trẻ, đá dự bị, đá ở các giải tập, giao hữu. Đó đều là đá được. Nhưng có một vị trí chính thức trên sân, đó phải là sao, ít nhất là sao của đội, sao của vị trí đó.

>>> Xem thêm tổng hợp các bài: Soi kèo đêm nay tại Cambongda.tv <<< 

Kết quả hình ảnh cho cầu thủ việt xuất ngoại

Chúng ta cầu mong những cầu thủ của chúng ta khi ra nước ngoài đều sẽ có, dù chỉ là một, trận đá chính. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu cho kỹ lại vấn đề, hiểu cho đúng gốc gác của sự việc, hiểu cho cặn kẽ ý nghĩa thực sự của những tuyển trạch viên, của người chủ tịch câu lạc bộ và cả huấn luyện viên nữa. Cầu thủ chúng ta “đá được” nhưng cầu thủ của chúng ta không phải là sao, đơn giản thế thôi.

Khi một cầu thủ xuất ngoại, mong muốn của chúng ta đừng chỉ bó hẹp trong việc mong cầu thủ ra sân, mà chúng ta nên xem xét một cách toàn diện hơn những lợi ích mà cầu thủ của chúng ta có thể nhận được: Đó là việc được rèn luyện cơ bản, được tiếp cận những chương trình đào tạo chuyên nghiệp theo phong cách châu Âu, có cơ hội quan sát chương trình dinh dưỡng của người ta và phát triển toàn diện về mặt thể chất, kỹ thuật và tư duy chiến thuật. Chúng ta hãy xem Công Phượng như một ví dụ: Khi Công Phượng trở về, thể lực của CP được cải thiện nhiều, kỹ thuật cá nhân cũng tốt hơn nhưng quan trọng là tư duy chơi bóng đã phát triển vượt bậc.

Nếu như CP ngày xưa chỉ di chuyển hạn hẹp ở tuyến trên, ở vị trí đá cắm, thì bây giờ CP đã di chuyển rông hơn nhiều, từ đá cắm, đá tiền đạo lùi cho đến tiền vệ quét, tiền vệ rộng và thậm chí là … “tiền đạo phòng ngự” (!) Điều đó để cho thấy, cầu thủ xuất ngoại đâu chỉ là để ra sân mà là để tiếp cận với những giáo án giúp họ phát triển năng lực bản thân. Hay như Văn Hậu, khi về, anh sẽ ko chỉ đá tốt ở vai trò hậu vệ cánh mà anh hoàn toàn có thể đá ở vị trí trung vệ, vị trí anh sẽ có một góc nhìn khác và đòi hỏi những năng lực khác. Bóng đá Việt Nam nhìn chung vẫn mang tính phân hóa chuyên môn cao, tức là từng cầu thủ chỉ giữ một vị trí nhất định, nhưng trong bóng đá hiện đại, cầu thủ phải đá được đá được đa dạng vị trí. Chúng ta phải cho cầu thủ tiếp cận được ý thức đó rồi mới có thể mong nâng tầm bóng đá nước nhà lên. Ngoài ra, khả năng đọc tình huống của anh cũng đã phát triển đáng kể: Anh không chỉ ghi bàn mà còn kiến tạo.

Kết quả hình ảnh cho cầu thủ việt xuất ngoại

Tôi mong mọi người sẽ bớt đi sự “tự ái” mong muốn cầu thủ được ra sân trong đội hình chính. Xuất ngoại không chỉ nên gói gọn trong vấn đề thi đấu mà xuất ngoại là để tiếp cận với nền bóng đá ở những nước phát triển, để phát triển những vấn đề cơ bản của bản thân. Ngoài ra, xuất ngoại còn là cơ hội để chúng ta ngộ ra được trình độ thực sự của bóng đá nước nhà trên bản đồ thế giới. Nguyên tắc Min Max mà chúng ta đã học cho thấy điểm cực hạn của một đồ thị nhiều khi lại là điểm cực tiểu của một đồ thị khác. Chúng ta vẫn là “vùng trũng của bóng đá thế giới”, mọi người hãy ghi nhớ điều đó trước. Vì thế, chúng ta ra đi là để học hỏi trau dồi kinh nghiệm, phát triển bản thân, chứ không hẳn là để tự khẳng định mình.

Ngoài ra, cá nhân tôi cũng cho rằng, bóng đá nước nhà có thể gửi các cầu thủ đi “du học” nhưng không nên là phương pháp đại trà, vì chúng ta cần giữ cảm giác bóng của cầu thủ. Theo tôi, chúng ta có hai phương án khả thi: Một là cho cầu thủ đá trong nước rồi tập huấn ở nước ngoài và mời đội bóng nước ngoài về đá giao hữu. Đây là phương án ngắn hạn, giúp cho cầu thủ giữ được cảm giác bóng và chui rèn năng lực nhưng về lâu dài, cầu thủ Việt Nam vẫn sẽ ở trình độ cũ, khó lòng phát triển. Hai là cầu thủ trụ cột của chúng ta nên thay phiên nhau xuất ngoại, nhưng đã đi là hãy đi lớn, lựa chọn châu Âu mà đi, xem như họ “luyện công” khi trở về và đá ở giải trong nước, khi đó ta mới cảm nhận được sự khác biệt.

Tôi biết nguyên nhân thực thụ của việc chúng ta mong muốn những Công Phượng, những Văn Hậu thành công trên trường quốc tế. Tuy nhiên, tôi mong mọi người hãy bớt đi tư duy “con gà tức nhau tiếng gáy”. Xin thưa toàn thể cộng đồng yêu bóng đá, cao thủ võ lâm họ thường đóng cửa luyện công, không màng sự đời là vì họ ý thức được giá trị thực thụ của bản thân, nên họ không quan tâm người ta nói gì sau lưng. Chúng ta hãy tư duy giống như vậy. Đừng vì Thái Lan có cầu thủ thành công trên trường quốc tế mà chúng ta đặt nặng việc cầu thủ Việt Nam cũng phải thành công. Thay vào đó, hãy tự hào vì đội tuyển Việt Nam thành công một cách “thuần Việt” : Tất cả cầu thủ Việt Nam đều là người Việt và chỉ đá ở giải Việt mà vô địch cả AFF Cup lẫn SEA Games thì còn đáng tự hào gấp trăm lần anh khoe cầu thủ anh xuất ngoại thành công mà anh lại thua. Khi mọi người đã nghiệm ra giá trị thực thụ của bóng đá chúng ta, chúng ta sẽ không có việc gì phải xao động trước những lời lẽ khiêu khích của người Thái.

Kết quả hình ảnh cho cầu thủ việt xuất ngoại

Đồng thời, tôi cũng phân tích luôn vì sao cầu thủ Thái Lan xuất ngoại thành công hơn Việt Nam. Khi các bạn hiểu vấn đề, các bạn sẽ không phải mặc cảm về việc VN xuất ngoại bất thành, mà tôi còn tin các bạn sẽ cảm thấy tự hào về những gì mình đá gặt hái được. Các bạn thấy đấy, Việt Nam ngay từ đầu đã là một quốc gia lạc hậu về mọi mặt: Kinh tế, công nghệ, thể thao. Đó còn là chưa kể, chúng ta phải chịu đau thương của chiến tranh. Còn Thái Lan, họ không phải chịu chiến tranh như Việt Nam, họ có điều kiện phát triển ngay từ đầu. Vì thế, ngay từ năm 1975, Thái Lan đã có cầu thủ xuất ngoại. Còn Việt Nam, năm 1975, ta đang làm gì, ta chỉ mới bước ra từ chiến tranh và đã phải đương đầu với hai kẻ thù khác: Chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới với Trung Quốc. 40 năm dài chiến tranh thực sự đã khiến xuất phát điểm của chúng ta là âm về mọi mặt.

Riêng trong bóng đá, Thái Lan xuất ngoại thành công là từ năm 2017. Nhưng mọi người hãy xem lại cho kỹ, cầu thủ Thái chỉ thành công khi đá ở J-league, giải Nhât Bản, còn ở những nước khác, họ cũng chịu chung số phận tương tự Việt Nam. Tại sao lại như vậy, bởi vì bóng đá Thái Lan có sự hợp tác lâu đời với Nhật Bản, cho nên cầu thủ Thái Lan có thể hòa nhập tốt với môi trường ở Nhật Bản, còn Việt Nam thì sao? Trước thế kỷ 20, đội tuyển quốc gia Việt Nam còn là “tứ xứ hợp về”.

Không ai quan tâm đến công tác huấn luyện bài bản, chỉ cần ai có khả năng là sẽ gom về đưa đi đá (!) Thế hệ đầu tiên được đào tạo bài bản, nghĩa là đào tạo từ trẻ, lại là thế hệ vàng Công Phượng, Quang Hải. Lấy hơn 50 năm kinh nghiệm phát triển đi so với không đầy 10 năm quả là quá khập khiễng! Nếu mà so sánh cho đúng, thì hãy so sánh thế hệ của Thái Lan hồi 1975 lần đầu xuất ngoại đó với chúng ta bây giờ. Ai hơn, mọi người đều rõ. Ngoài ra, bóng đá Việt Nam không thực sự hợp tác chặt chẽ với ai cả. Cho nên, cầu thủ Việt Nam khó lòng hòa nhập với các nền bóng đá khác.

Kết quả hình ảnh cho Bóng đá Việt Nam

Mong mọi người hãy suy xét cho kỹ: Các huấn luyến viên nước ngoài khi về VN đều chung một nhận xét: Cầu thủ VN còn yếu thể lực, thiếu tư duy chiến thuật, thiếu nền tảng. Họ nói sao thì trong mắt huấn luyện viên ở những đội bóng nước ngoài, cầu thủ chúng ta cũng y như vậy đó. Họ có thể giỏi so với trình độ hiện tại của Đông Nam Á, nhưng ra trường quốc tế, họ vẫn chưa là ai cả.

Và nếu mọi người suy xét cho kỹ, thì hành trình vào đội hình chính ở các đội bóng châu Âu của những ngôi sao thế giới dài hơn Văn Hậu hay Công Phượng của chúng ta RẤT NHIỀU. Những Pogba, Messi, … đều đi “du hoc” từ nhỏ và lớn lên cùng đội bóng. Vậy thì Văn Hậu 20 tuổi mới bắt đầu du học ở châu Âu làm sao anh ấy được đá chính được? Làm sao anh ấy được tin tưởng bằng những cầu thủ đã lớn lên cùng đội trẻ SC Heereveen? Đó là vấn đề mà chúng ta cần suy ngẫm.

Tóm lại, chúng ta có quá ít nguyên nhân để tin vào thành công của Văn Hậu ở châu Âu và của cầu thủ Việt Nam nhìn chung trên đấu trường quốc tế. Tuy nhiên, xin hãy kiên nhẫn, và vẫn giữ niềm tin. Thái Lan đã mất 50 năm để họ có cầu thủ thành danh trên trưởng quốc tế. Cho Việt Nam phân nửa thời gian thôi và tôi tin chúng ta sẽ có cầu thủ thành công ở châu Âu. Chúng ta chỉ mới đào tạo từ gốc một thế hệ và thế hệ đó đã gặt hái được những thành công khó tưởng. Vậy hướng đi của chúng ta vẫn là đúng đắn.

Điều chúng ta cần là thời gian. Tôi tin rằng Việt Nam sẽ tiến xa trong 20 năm nữa, 10 năm thôi nếu như những bầu Đức, bầu Hiển biết đoàn kết với nhau và cùng vì sự tiến bộ của bóng đá nước nhà. Bây giờ, điều quan trọng là chúng ta cần là xây dựng nên hệ thống giá trị cốt lõi mà chúng ta nên theo đuổi trong thời gian tới, những giá trị mà khi ta đạt được, chúng ta đều thỏa mãn mà không cần phải so đo với nền bóng đá khác. Khi chúng ta hiểu được bản chất của vấn đề, hiểu được những khó khăn ta đã phải vượt qua để có được như ngày hôm nay, hiểu được giá trị chân chính của thành công của bóng đá Việt Nam thời gian qua và giá trị cốt lõi mà ta nên theo đuổi, chỉ khi đó chúng ta mới không cảm thấy muộn phiền và thêm.”/

>>> Xem thông tin: Tỷ lệ kèo bóng đá tại Cảm Bóng Đá <<< 

Đặng Chu Công

Bút danh: Đặng Chu Công

Tham gia cambongda.net: 07/04/2010

Giới thiệu: Tốt nghiệp Học Viện Báo Chí và Tuyên Truyền năm 2010 và bắt đầu với công việc là 1 nhà báo, phóng viên đưa tin tại các đài truyền hình lớn tại Việt Nam như VTC, VTV, VOV... Hiện nay tôi đang là chuyên gia khai thác các tin tức bóng đá nóng bỏng nhất, hấp dẫn nhất, nhanh nhất và đặc biệt là chính xác nhất được cập nhật liên tục trên trang Kèo nhà cái Cambongda.tv

Lịch thi đấu bóng đá

bảng xếp hạng bóng đá