Là một người đang hoạt động trong lĩnh vực đại diện cầu thủ - anh Lương Xuân Thủy tỏ ra không đồng tình với việc cầu thủ livestream để làm hình ảnh kiếm tiền.
Cách đây không lâu, thủ thành Tấn Trường vướng phải những lùm xùm liên quan đến việc livestream trên Tiktok. Nhiều người hâm mộ cho rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến anh bị sa sút phong độ trong những trận đấu đã qua của ĐT Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022.
Được biết, sau mỗi buổi livestream, Tấn Trường sẽ thu về một khoản tiền 1 triệu đồng từ quà của khán giả. Bên cạnh đó, việc nói chuyện với khán giả nhiều cũng khiến hình ảnh thủ môn người Đồng Tháp được nhiều người biết đến hơn. Có thể đó là những lý do khiến anh say mê livestream đến vậy.
Tấn Trường vướng phải những lùm xùm liên quan đến việc livestream trên Tiktok
Tuy nhiên, theo anh Lương Xuân Thủy – người đại diện của 1 số cầu thủ Việt Nam tỏ ra không đồng tình với việc cầu thủ livestream thường xuyên trên mạng để làm hình ảnh hay kiếm tiền: “Tôi không muốn nhắc tới một cái tên cụ thể nào. Và cũng khẳng định, cầu thủ livestream trong lúc tập trung đội tuyển quốc gia không phải vi phạm kỷ luật. Bởi theo tôi biết, không có văn bản nào quy định việc này. BHL ĐT Việt Nam chỉ nhắc nhở trong cuộc họp. Nhưng nếu đã được các thầy nhắc nhở, bản thân cầu thủ cần phải lưu ý tới vấn đề đó.
>> Tham khảo bài phân tích: Soi kèo nhà cái từ chuyên gia Cảm Bóng Đá <<
Bản thân tôi không đồng tình với việc cầu thủ livestream quá nhiều trên mạng xã hội, nhất là việc này gây mất nhiều thời gian. Ai cũng biết, việc livestream trên TikTok có thể giúp họ kiếm thêm thu nhập và đến gần hơn với các khán giả. Nhưng không nên lạm dụng. Hơn nữa, TikTok là một ứng dụng có thể gây “nghiện”. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự tập trung, thậm chí là sức khỏe đối với một cầu thủ trước mỗi buổi tập và thi đấu.
Anh Lương Xuân Thủy (bên phải) – người đại diện của 1 số cầu thủ Việt Nam tỏ ra không đồng tình với việc cầu thủ livestream thường xuyên trên mạng
Như tôi đã nói, TikTok có thể gây “nghiện”. Đối với các cầu thủ trẻ thì càng nguy hiểm hơn. Từ những người không ai biết đến, họ trở thành idol trên mạng xã hội, có nhiều fan, thu nhập từ TikTok thậm chí còn hơn cả tiền lương tháng khi đi đá bóng. Nếu không biết giữ mình, các cầu thủ trẻ có thể đánh mất tất cả.
Với một cầu thủ, khẳng định bản thân mình ở trên sân cỏ mới là điều quan trọng nhất. Nếu anh được đá chính, mọi người sẽ biết đến anh, yêu mến anh nhiều hơn. Tiền lương, thưởng, thậm chí là hợp đồng quảng cáo từ đó sẽ đến. Đó mới là con đường lâu dài của một cầu thủ, đặc biệt với những cầu thủ trẻ”.
Tấn Trường cần thay đổi bản thân sau những lùm xùm vừa qua
Anh Xuân Thủy tỏ ra ủng hộ các cầu thủ dùng hình ảnh cá nhân của mình để post bài quảng cáo: “Tôi ủng hộ việc cầu thủ tận dụng khai thác hình ảnh bản thân nếu được. Lương cầu thủ một tháng nếu ở mức khủng cũng chỉ rơi vào khoảng từ 35-50 triệu, nhưng một post quảng cáo với cầu thủ hạng A thì có thể lên tới 70-80 triệu. Số tiền đó thể hiện cái giá trị mà cầu thủ đáng được nhận.
>> Xem thông tin: Tỷ lệ kèo bóng đá tại Cảm Bóng Đá <<
Đỉnh cao của nghề cầu thủ không quá dài. Nếu có hợp đồng quảng cáo, các cầu thủ có thể yên tâm hơn để tập trung vào việc thi đấu. Nhiều người cũng đã nhận định, khi cầu thủ đủ sống, vấn nạn tiêu cực vì thế cũng sẽ biến mất. Tôi tin là người hâm mộ ủng hộ việc đấy.
Tuy nhiên, việc nhận post quảng cáo cũng là một… nghệ thuật. Ví dụ một cầu thủ đang tập trung đội tuyển quốc gia, họ không nên lên bài post quảng cáo ngay trước trận đấu, hoặc sau một trận thua. Hành động đó sẽ để lại những cái nhìn không tốt trong mắt khán giả”.